Hướng dẫn cách chăm sóc cây xương rồng đầy đủ nhất

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xương rồng đầy đủ nhất

huong-dan-cach-cham-soc-cay-xuong-rong-day-du-nhat-garden1900.jpg

Chăm sóc cây xương rồng thế nào là đúng không khó,chỉ cần bạn chịu tìm hiểu thông tin trong bài viết này của chúng tôi:

Tuy là cây có thể chịu được thời tiết khô hạn, cần ít nước tưới.

Nhưng khi trồng trong chậu làm cây cảnh thì cần lưu ý cách chăm sóc sao cho cây phát triển tốt, cây khô héo cũng là điều phong thủy không may.

Đối với những chậu cây xương rồng kiểng trồng nơi râm, hoặc trang trí trong nhà thì không nên tưới nước cho cây hoặc rất hạn chế tưới nước.

Đối với những cây xương rồng trồng bên ngoài thì phải tưới nước cho cây khoảng một lần mỗi tuần.

Muốn cây mau lớn thì phải đảm bảo vị trí đặt cây xương rồng sao cho có nhiều nắng, trung bình một ngày xương rồng phải hấp thụ ánh nắng sáu tiếng đồng hồ.

Cây xương rồng cần ánh sáng như thế nào:

  • cây ưa sáng mạnh, vị trí thích hợp nhất cho cây xương rồng là những nơi có ánh nắng thường xuyên giúp cây phát triển ổn định.
  • Nếu đặt cây nơi bóng râm nên mang ra ngoài mỗi sáng một lần từ 8h-10h để cây hấp thụ.
  • Khi nhận được quá ít ánh sáng, cây cũng thể bị héo, nhạt màuthậm chí là chết.
  • Nếu đặt cây trong nhà, bạn cần thường xuyên mang chúng ra phơi nắng.
  • Tuy nhiên cần chú ý khi chuyển cây ra ánh sáng mạnh hơn, hãy thật cẩn thận nếu không cây có thể bị thiêu đốt. Vì vậy, cần thực hiện quá trình chuyển đổi này một cách từ từ.
  • Khi nhận được nhiều ánh sáng, cây có thể bị xám màu, tối màu hơn hoặc chuyển vàng trên 1 phần của cây.
  • Ngoài ra những dấu hiệu này cũng có thể là biểu hiện cho 1 loại bệnh hay cây thừa nước.
  • Khi thời tiết đột ngột thay đổi, đột nhiên nóng lên, cây của bạn có thể bị thiêu đốt và rất nhanh để lại các vết sẹo.
  • Vì vật, hãy cảnh giác khi có bất thường xảy ra và thực hiện các biên pháp phòng ngừa để ngăn chặn.
  • Một nguyên tắc dễ làm và đơn giản là với những cây dùng làm cây để bàn (hay cây mini) hoặc cây văn phòng và cây nội thất thì không cần nhiều ánh sáng, nhưng với những cây ngoại thất (cây ngoài trời hoặc cây ban công) thì bạn cần quan tâm ánh sáng nhiều hơn.

Nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho cây xương rồng:

  • Cây Xương rồng chịu đựng được nhiệt độ cao, vì vậy trồng kiểng Xương rồng trong nhà nhiều ngày liền, lúc nào nhiệt độ cũng khô, nóng nhưng chúng vẫn sống tươi tốt.
  • Với vùng nhiệt độ thấp, Xương rồng vẫn chịu đựng được, mặc dầu sự sinh trưởng có phần chậm lại.
  • Độ ẩm không khí cũng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây Xương rồng, tuy nhiên độ ẩm quá thấp lại không tốt.
  • Lưu ý là những loại cây trong nhà như cây trang trí nội thất, hay những loại cây lọc không khí thuộc nhóm cây tốt cho sức khỏe thì không đên để cây trước máy lạnh hay lò sưởi quá nhiều, cây chết sẽ là điềm gở.

Đất cho cây xương rồng thế nào là phù hợp:

  • Khi bạn mua xương rồng về, các shop cây cảnh ví dụ như Garden1900 sẽ tạo sẵn cho bạn loại đất phù hợp.
  • Nhưng nhiều người muốn tạo ra hỗn hợp đất riêng cho cây của họ. Bạn cũng cần biết cách tạo ra hỗn hợp đất này để sử dụng khi thay đất định kỳ cho cây.
  • Một đặc điểm cơ bảnhỗn hợp đất trồng xương rồng nên có là: “khả năng thoát nước tốt”.
  • Cách tốt nhất để đạt được điều nàythêm sỏi và cát vào trong hỗn hợp đất. Tỷ lệ chuẩn được nhiều người áp dụng hiện này là: 1/3 sỏi + 1/3 cát + 1/3 đất.
  • Trước đây người ta sử dụng hỗn hợp phân bón trên nền than bùn.
  • Nhưng ngày nay, việc này có vẻ đã bị tạm dừng do những nghi ngờ về việc chúng gây ra các bệnh như nấm mầm, rệp sápkhông mang lại nhiều dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Người ta bắt đầu trồng xương rồng với 1 chậu tốt chứa các thành phần phân hữu cơ được sàng lọc kỹ giúp loại bỏ các tạp chất như sỏi đácành cây nhỏ
  • Nên đặt 1 lớp cát mỏng trên cùng khi trồng cây. Không sử dụng cát không phải loại để trồng cây như cát biển vì chúng có thể chưa được rửa sạchcó thể còn muối.
  • Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng: sỏi bọt làm vườnloại tốt nhất để trồng cây. Sỏi bọt không quá phổ biến và nó có thể đắt đỏ với 1 số người, vì thế bạn có thể sử dụng các vật liệu khác như: sỏi trắng nhỏ, sỏi xốp
  • Thông thường, mọi người sử dụng kết hợp chậu đất nung với sỏi để trồng cây. Nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng chậu đất sét đã được nung kỹsẽ không bị chảy ra khi ngấm nước.
  • Bạn có thể kiểm tra chất lượng chậu bằng cách đặt chúng trong bình nước để xem chậu có bị phá vỡ hay không?
  • Việc thay đất cho xương rồng cần được thực hiện hàng năm để cây có đất tươi nhất.
  • Trong quá trình thay đất, bạn cũng có thể kiểm tra và giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống rễ của chúng và có thể đưa chúng vào chậu lớn hơn nếu cần thiết.
  • Để cây có sức khỏe tốt nhất, chúng cần được thay đất hàng năm.
  • Bạn sẽ nhận ra các dấu hiệu cho việc này như việc: cây phát triển lớn hơn so với kích thước chậu, rễ bị đẩy lên khỏi chậu, có rễ mọc qua lỗ thoát nước …
  • Khi gỡ đất cũ từ rễ hãy làm thật nhẹ nhàng, cẩn thận để giảm thiểu thiệt hại tốt nhất cho rễ.
  • Bạn có thể dùng 1 cái gậy mỏng như đũa chẳng hạn để làm việc này nhanh chóng hơn.
  • Đây cũng là thời điểm tốt nhất để bạn kiểm tra đất trồng cũ có bị sâu bệnh hay không? Nếu phát hiện bất kỳ rễ nào bị khô hay chết hãy cắt tỉa chúng ngay đi.
  • Đặt lại cây vào chậu mới, kiểm tra xem các lỗ thoát nước của chậu có hoạt động tốt không?
  • Sau đó cho hỗn hợp đất mới vào, lưu ý là đừng tưới cây ngay. Hãy cho phép xương rồng được nghỉ ngơi dưới ánh mặt trời trong 1 – 2 tuần trước khi tưới nước.
  • Điều nay sẽ giúp cho các gốc rễ của cây không bị tổn thương, do rễ ướt thì rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
  • Kinh nghiệm của những người trồng xương rồng lâu năm cho hay: luôn luôn thêm 1 lớp sỏi vào đáy chậu khi thay chậu để cải thiện việc thoát nước là không đúng.
  • Sỏi sẽ chỉ làm cản trở bộ rễ chính của cây phát triển mà thôi nên hãy chỉ trải chúng ở lớp trên cùng của chậu.
  • Là cây chịu khô hạn không hợp đất ẩm, đất giữ ẩm giữ nước sẽ khiến cây thối rễ.
  • Nên lựa chọn các loại đất tơi xốp thoát nước nhanh, trộn đất trước khi trồng với vụn xỉ than hoặc đá nhỏ để tạo độ thông thoáng cho đất.
  • Với những loại cây phong thủy như thế này, đất tốt thì sinh khí tốt, vận khí trong nhà sẽ tốt theo mang đến cho chủ nhân nhiều may mắn.

Cách tưới nước cho cây xương rồng:

  • Trong khi trồng xương rồng, bạn nên tưới nước cho chúng ít nhất mỗi tuần 1 lần. Một số loại xương rồng có thể cần nhiều nước hơn.
  • Trong mỗi lần tưới, hãy để cho đất ngâm nước, rồi để nước thoát ra bằng lỗ thoát nước của chậu.
  • Không nên tưới nước quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng úng rễ. Tưới nhiều hơn vào mùa hèlúc cây ra hoa.
  • Và mỗi khi tưới, chúng ta nên dùng nước âm ấm, không nên dùng nước lạnh khiến rễ cây khó hấp thụ, đôi khi còn bị sốc nhiệt.
  • Vào khoảng thời gian nghỉ ngơi của xương rồng, có thể tăng khoảng cách giữa những lần tưới nước lên. Tuy nhiên vẫn cần cung cấp đủ nước để cây không bị héo.
  • Nếu như cây xương rồng của bạn được đặt trong 1 căn phòng ấm vào mùa đông, bạn vẫn cần tưới nước cho chúng thường xuyên như vào mùa hạ.
  • Một lưu ý nữa là bạn không nên bón phân cho cây trong suốt thời gian chúng nghỉ ngơi.
  • Tuy nhiên, một số loại cây xương rồngnhững giống ưa lạnh nên chúng vẫn cần dinh dưỡng bình thường trong khoảng thời gian này.
  • Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Garden1900 để biết đâu là loại xương rồng ưa lạnhcách chăm sóc xương rồng như thế nào cho phù hợp nhé.
  • Với cây thuộc nhóm cây thủy sinh (vì đôi khi có một số nơi họ lai tạo để loại cây này có thể trồng thủy sinh được) thì chú ý thay nước cho cây, bổ xung phân dạng lọng định kỳ, cắt bỏ dễ thối.

Cách bón phân cho cây xương rồng:

  • Khi tới mùa trồng, hãy thêm 1 ít phân bón cân bằng đã được pha loãng vào nước tưới theo tỷ lệ NPK là 10:10:10.
  • Ở giai đoạn cây con: Phân bón nên là NPK 16-16-8, 20-20-20
  • Ở giai đoạn tăng trưởng: Phân bón nên là NPK 18-19-30, 20-30-20
  • Ở giai đoạn ra hoa: Phân bón nên là NPK 6-30-30
  • Ở giai đoạn kích thích ra hoa: Phân bón nên là NPK 10-60-10
  • Trong đó, phân NPK 18-19-30 được sử dụng thường xuyên, NPK 10-60-10phân đặc hiệu kích thích xương rồng ra hoa.
  • Chú ý sử dụng khi cây đang mạnh, và sau khi cây xương rồng ra nụ hoa thì lại chuyển về chế độ nuôi trồng ra hoa bình thường để không làm suy kiệt cây.
  • Liều lượng phân pha để tưới thường từ 1g-1, 5g cho 1 lít nước, 10-15 ngày tưới 1 lần hoặc có thể chọn các loại phân hữu cơ được trộn sẵn trong đất trồng để cung cấp dần chất dinh dưởng cho cây.
  • Các loại phân vi lượng như cũng rất cần thiết như Zn, Ca, Na, Cu, Mn, Bo, Mg… nhưng cần ít, 1-2 tháng có thể tưới xịt 1 lần.
  • Nếu chăm sóc cây để làm cây cảnh hoặc cây quà tặng thì nhớ để một phần phân tan chậm trộn vào đất để người ta mang cây về nó còn có chất dinh dưỡng để sống lâu dài.

Bài viết cũng khá dài rồi và chúng tôi đã tóm tắt hết sức có thể, Garden1900 hy bọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

0/5 (0 Reviews)

Viết bình luận của bạn