Hướng dẫn cách chăm sóc cây thủy tùng đầy đủ nhất

Hướng dẫn cách chăm sóc cây thủy tùng đầy đủ nhất

huong-dan-cach-cham-soc-cay-thuy-tung-day-du-nhat-garden1900.jpg

Chăm sóc cây thủy tùng thế nào là đúng không khó, chỉ cần bạn chịu tìm hiểu thông tin trong bài viết này của chúng tôi:

Đây là một bài viết đẩy đủ mà Garden1900 hy vọng bạn sẽ nắm được cách chăm sóc loài cây này một cách dễ hiểu nhất vì thực ra tài liệu trên mạng rất nhiều nhưng đôi khi không đầy đủ hoặc sai lệch thông tin nên chúng tôi sẽ cố gắng tổng hợp dù có đôi chút dài nhưng sẽ đảm bảo đủ thông tin cho bạn.

Cây thủy tùng mini để bàn hiện nay là loại cây lai tạo, rất quý hiếm và sang trọng bậc nhất, có thể dùng làm cây bonsai nên thất thú vị khi sở hữu nó trong nhà.

Cây thủy tùng cần ánh sáng như thế nào:

  • Thủy tùng là loại cây ưa sáng, chúng cũng sống tốt trong môi trường bán râm. Tuy nhiên, nếu không có ánh sáng tốt cây sẽ không phát triền đầy đủ thậm chí chết cây.
  • Ánh sáng giúp cây quang hợp tốt, tạo chất hữu cơ cấu tạo nên bộ phận của thân, cành, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và ra hoa.
  • Bởi vậy, thỉnh thoảng nên đưa cây ra ngoài trời để đón ánh sáng tự nhiên.
  • Khung giờ lý tưởng nhất phơi nắng cho cây là từ 7 – 9 giờ sáng và 16 – 18 giờ chiều, đừng quá lo sợ vì thủy tùng vốn là cây hoang dã, ưa nắng gió.
  • Nhưng nếu thay đổi môi trường đột ngột, cho cây phơi nắng trong thời tiết khắc nghiệt thì cây sẽ bị chết do sốc nhiệt.
  • Một nguyên tắc dễ làm và đơn giản là với những cây dùng làm cây để bàn (hay cây mini) hoặc cây văn phòng và cây nội thất thì không cần nhiều ánh sáng, nhưng với những cây ngoại thất (cây ngoài trời hoặc cây ban công) thì bạn cần quan tâm ánh sáng nhiều hơn.

Nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho cây thủy tùng:

  • Cây thủy tùng có thể sống ở mức nhiệt độ từ 10 – 32 độ C. Tuy nhiên, khoảng nhiệt thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 18 – 25 độ C.
  • Cây có thể sống tốt trong môi trường điều hòa, máy lạnh mà không hề hấn gì.
  • Lưu ý là những loại cây trong nhà như cây trang trí nội thất, hay những loại cây lọc không khí thuộc nhóm cây tốt cho sức khỏe thì không đên để cây trước máy lạnh hay lò sưởi quá nhiều, cây chết sẽ là điềm gở.

Đất cho cây thủy tùng thế nào là phù hợp:

  • Cây thích hợp với loại đất giàu mùn, độ tơi xốp cao, thoáng khí.
  • Nếu trồng cây non, nên trộn hỗn hợp đất với mùn, tro trấu, xơ dừa để kích thích bộ rễ, cây sẽ chóng phục hồi và phát triển tốt.
  • Với những loại cây phong thủy như thế này, đất tốt thì sinh khí tốt, vận khí trong nhà sẽ tốt theo mang đến cho chủ nhân nhiều may mắn.

Cách tưới nước cho cây thủy tùng:

  • Đây là yếu tố quan trọng nhất khi bạn trồng cây thủy tùng trong nhà. Loại cây này ưa ẩm, cần lượng nước lớn
  • Nước chiếm từ 10 – 20 % tùy khối lượng cây. Nước tham gia hoà tan, có tác dụng vận chuyển các chất trong cây.
  • Bởi thế, nếu thiếu nước thủy tùng sẽ bị héo, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô hấp
  • Thiếu nước trong thời gian dài sẽ khiến cây còi cọc, rụng lá và chết.
  • Ngược lại, thừa nước lại làm cây mềm yếu, giảm sức chống chịu với sâu bệnh gây hại, vì vậy cần cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu nước cho cây.
  • Nên tưới nước 2 – 3 lần/ tuần, mỗi lần từ 150 – 250 ml nước tùy theo thể trạng của cây.
  • Với cây thuộc nhóm cây thủy sinh (vì đôi khi có một số nơi họ lai tạo để loại cây này có thể trồng thủy sinh được) thì chú ý thay nước cho cây, bổ xung phân dạng lọng định kỳ, cắt bỏ dễ thối.

Cách bón phân cho cây thủy tùng:

  • Trồng thủy tùng, bạn không cần mất quá nhiều chất dinh dưỡng cho cây. Càng chậm lớn, cây càng giữ được dáng của mình, có tuổi thọ cao hơn.
  • Một điều cần lưu ýkhông được bón Đạm đơn.
  • Bạn nên bón phân hỗn hợp theo công thức NPK để cây được khỏe, lá đẹpbền màu.
  • Cũng có thể tăng cường Kali để kích thích bộ rễ phát triển.
  • Mỗi năm, chỉ cần bón 2 lần phân vào mùa xuân và mùa thu. Sau khi bón phân cần tiến hành xới xáo phần đất xung quanhtưới nước.
  • Có như vậy, cây mới hấp thụ được hết chất dinh dưỡng, tránh bay hơi.
  • Nếu chăm sóc cây để làm cây cảnh hoặc cây quà tặng thì nhớ để một phần phân tan chậm trộn vào đất để người ta mang cây về nó còn có chất dinh dưỡng để sống lâu dài.

Cây thủy tùng hay gặp những bệnh nào:

  • Loại cây này có khả năng kháng bệnh rất tốt, ít bị sâu bệnh gây hại. Tình trạng phổ biến nhất của cây chính là héo vàng lá.
  • Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do chế độ nước không đảm bảovàng lá do sâu bệnh gây nên.
  • Nếu bệnh cho chế độ nước, cần điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp.
  • Còn nếu vàng lá do sâu bệnh, ngay khi có dấu hiệu, cần cắt bỏ lá vàng, tiến hành phun trừ, sau đó bón phân để cây nhanh phục hồi.

Garden1900 hy vọng những thông tin giúp ích cho bạn, giúp bạn có một nền tảng để chăm sóc cây sau này.

0/5 (0 Reviews)

Viết bình luận của bạn